ISO được biết đến là hệ thống các quy chuẩn quốc tế được đặt ra dựa trên kinh nghiệm của những nhà quản lý thành công hàng đầu thế giới. Để tìm hiểu chi tiết về ISO, tiêu chuẩn ISO và chứng nhận ISO hãy cùng chúng tôi cập nhật những thông tin chi tiết nhất.
1. Tìm hiểu ISO là gì?
ISO (International Organization for Standardization) là một tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế được thành lập ngày 23 tháng 2 năm 1947. Đây là cơ quan thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế, đưa ra các tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp được áp dụng trên toàn thế giới.
Hiện nay có hơn 160 nước là thành viên ISO. Trụ sở chính của ISO hiện đang đặt tại Geneva, Thụy Sĩ. Việt Nam là nước thứ 77 tham gia vào hệ thống tiêu chuẩn ISO. Các tiêu chuẩn ISO được chuyển thành tiếng Việt ban hành với tên gọi Tiêu Chuẩn Việt Nam (viết tắt là TCVN).
Với nhiệm vụ chính là thúc đẩy sự phát triển về vấn đề tiêu chuẩn hoá nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ quốc tế. Với ích lợi và tính hiệu quả của việc áp dụng ISO, ngày nay người ta mở rộng phạm vi áp dụng cho mọi tổ chức không phân biệt loại hình, quy mô và sản phẩm vào cả lĩnh vực quản lý hành chính, sự nghiệp.
Tính đến nay, ISO ban hành khoảng 20.000 tiêu chuẩn chất lượng bao gồm tất cả mọi thứ từ sản phẩm sản xuất, công nghệ, dịch vụ đến nông nghiệp, môi trường, thực phẩm…. Các tiêu chuẩn ISO được áp dụng trên toàn thế giới với các tiêu chuẩn về thương mại và công nghiệp.
2. Thế nào là tiêu chuẩn ISO?
Tiêu chuẩn ISO là các quy tắc được chuẩn hóa quốc tế để giúp cho các tổ chức hoạt động phát triển bền vững, tạo ra các năng lực nâng cao giá trị của doanh nghiệp tổ chức trong mọi lĩnh vực thuộc sản xuất, thương mại, dịch vụ. Khi áp dụng các tiêu chuẩn ISO, chất lượng sản phảm được làm ra đáp ứng được yêu cầu chất lượng của người dùng.
Tóm lại: Tiêu chuẩn ISO được coi như là 1 chuẩn mực của thế giới mà doanh nghiệp cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn trong đó nếu muốn đạt được chứng nhận ISO.
Tùy vào nghành nghề, lĩnh vực mà có các bộ tiêu chuẩn ISO đặc thù riêng. Tiêu chuẩn ISO khi triển khai trong doanh nghiệp, tổ chức sẽ bao gồm tất cả các khâu sản xuất cũng như tổ chức nhân sự.
Để cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ, thương mại trong nước cũng như quốc tế. ISO với các tiêu chuẩn hóa thống nhất quốc tế giúp cho quá trình trao đổi này thuận lợi hơn. Đồng thời khi doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn ISO thì giá trị của doanh nghiệp trước cộng đồng quốc tế cũng tăng cao. Do vậy nhiệm vụ của ISO chính là thúc đẩy và hoàn thiện doanh nghiệp, tạo các tiềm lực mở rộng.
ISO đưa ra các tiêu chuẩn chung về quản lý công nghiệp và thương mại trên toàn cầu. Hiện tại, ISO có rất nhiều bộ tiêu chuẩn khác nhau, trong đó 7 bộ tiêu chuẩn phổ biến nhất là:
2.1 Tiêu chuẩn ISO 9001
ISO 9001 là tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng được áp dụng cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở hoạt động ở tất cả các lĩnh vực từ đơn vị sản xuất, kinh doanh dịch vụ cho tới hành chính công…Phiên bản mới nhất ISO 9001:2015 được ban hành 24/09/2015.
2.2 Tiêu chuẩn ISO 14001
ISO 14001 là tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường giúp các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực của hoạt động kinh doanh, sản xuất của mình tới môi trường. Phiên bản mới nhất ISO 14001:2015 được cập nhật 15/09/2015.
2.3 Tiêu chuẩn ISO 22000
ISO 22000 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và các yêu cầu đối với tổ chức trong chuỗi thực phẩm. ISO 22000:2018 là phiên bản mới nhất do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO xây dựng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
2.4 Tiêu chuẩn HACCP
HACCP là những nguyên tắc được dùng trong việc tạo dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn HACCP được áp dụng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm ở nhiều nước trên thế giới.
2.5 Tiêu chuẩn OHSAS 18001
OHSAS 18001 là một tiêu chuẩn quốc tế đề cập đến những yêu cầu liên quan đến các hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn. OHSAS 18001 giúp cho tổ chức doanh nghiệp có thể kiểm soát và lường trước được các mối nguy có thể xảy ra từ các hoạt động vận hành thông thường và trong những tình huống đặc biệt và để cải tiến các hoạt động đó.
2.6 Tiêu chuẩn ISO 45001
ISO 45001:2018 là bộ tiêu chuẩn được ban hành vào ngày 12 tháng 3 năm 2018, và là tiêu chuẩn quốc tế mới về quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp, thay thế cho OHSAS 18001.
Theo đó, các tổ chức hiện được chứng nhận theo OHSAS 18001 đến ngày 12 tháng 3 năm 2021 sẽ được chuyển sang ISO 45001.
2.7 Tiêu chuẩn ISO 13485
ISO 13485 là tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng áp dụng tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trang thiết bị dụng cụ y tế. ISO 13485:2016 là phiên bản mới nhất.
3. Chứng nhận ISO – Chứng nhận hệ thống là gì?
Chứng nhận ISO là hoạt động doanh nghiệp được một tổ chức chứng nhận (bên thứ ba) đánh giá chất lượng hệ thống và cấp cho doanh nghiệp giấy chứng nhận ISO hay còn gọi là chứng chỉ ISO.
Giấy chứng chỉ ISO
Giấy chứng chỉ ISO hay còn gọi giấy chứng nhận ISO là kết quả minh chứng cho tổ chức đấy đã đáp ứng các yêu cầu về hệ thống quản lý ISO. Đây là bằng chứng sát đáng giúp doanh nghiệp khẳng định thương hiệu sản phẩm trên thị trường.
Thời hạn của giấy chứng nhận ISO là 3 năm và cần thực hiện đánh giá giám sát 12 tháng/1 lần.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng ứng dụng riêng biệt của bạn.
Mr: NGUYỄN PHÙNG HẠNH
Mobile/Zalo: 0971010078
Email: Hanl.gabinus@gmail.com
Website: daumodacchung.com.vn
Các thử nghiệm tiêu chuẩn ASTM được công nhận là chuẩn mực công nghiệp để đảm bảo mỡ bôi trơn hoạt động tốt nhất trong khả năng chống ăn mòn trong điều kiện vận hành khắc nghiệt. Các thử nghiệm này giúp đảm bảo rằng mỡ bôi trơn phù hợp được sử dụng làm chất bảo vệ chống gỉ và ăn mòn .
Chất bôi trơn khô nhanh, khô ngay sau khi bôi, để lại lớp màng bôi trơn mỏng và đồng đều
Bất kể là ứng dụng gì, nếu bạn đang xử lý một cấu kiện có dấu hiệu bị hao mòn, nứt rách ở một số chỗ, có thể bạn sẽ tình cờ thấy các mối ren đứt đoạn. Khi xảy ra sự cố này, bạn nên lắp một ren cấy để tạo một mối ren mới giúp bắt chặt ốc vít.
LOCTITE® 243 là keo khóa ren xanh dương lực khóa trung bình, giữ chặt và cố định đai ốc và bu lông để tránh hiện tượng tự tháo lỏng do lực va đập và rung. Đạt tiêu chuẩn ATTP ( NSF. UL. ULC )
Certificate of Conformity hay CoC – thuộc một loại giấy chứng nhận không còn xa lạ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Đối với hàng hóa và các doanh nghiệp, giấy chứng nhận này có vai trò đặc biệt quan trọng và được coi là thủ tục bắt buộc để xuất nhập khẩu hàng hóa. Vậy certificate of conformity là gì? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ các thông tin liên quan đến CoC là gì? CoC là gì trong xuất nhập khẩu?
Tái định nghĩa keo dán hiệu quả trong sản xuất thiết bị và dụng cụ y tế.
Bánh răng nhựa, mặc dù có trọng lượng nhẹ và tiết kiệm chi phí nhưng vẫn cần được chú ý cẩn thận khi bảo trì. Bằng cách kết hợp chất bôi trơn phù hợp, chúng tôi có thể mang lại nhiều lợi ích, từ giảm ma sát và tăng hiệu quả đến giảm thiểu mài mòn. Molykote G-4500 FM là mỡ bôi trơn tổng hợp hiệu suất cao kết hợp các ưu điểm về phạm vi nhiệt độ làm việc và khả năng tương thích với nhiều loại vật liệu.
Ngành công nghiệp ô tô đang trải qua quá trình chuyển đổi theo hướng điện khí hóa và lợi ích của xe điện (EV) ngày càng trở nên rõ ràng đối với cả nhà sản xuất và người lái xe. Khi xe điện cố gắng vượt qua động cơ đốt truyền thống về tác động môi trường, hiệu suất và hiệu quả chi phí, không thể đánh giá thấp vai trò của bôi trơn trong việc đảm bảo hiệu suất tối ưu và tuổi thọ của các bộ phận xe điện. Chất bôi trơn đặc biệt MOLYKOTE® có chất bôi trơn tiên tiến dành cho kỷ nguyên điện khí hóa ô tô này .
MOLYKOTE® là chất bôi trơn đặc biệt được thiết kế và chế tạo ứng dụng để giúp bạn giải quyết các vấn đề khó khăn liên quan đến bôi trơn và tiết kiệm năng lượng bằng cách giảm ma sát và mài mòn. Xem video ngắn của chúng tôi để biết liệu bạn có thể hưởng lợi từ miếng dán chống kẹt so với các công nghệ bôi trơn khác hay không
Hiệu quả sử dụng năng lượng là động lực thúc đẩy những tiến bộ của Dow trong công nghệ lắp ráp ô tô và điện tử.
Từ truyền thống đến Hybrid rồi đến điện, ô tô ngày nay và ngày mai đều phụ thuộc vào thiết bị điện tử để cải thiện độ an toàn, giảm khí thải, tăng hiệu suất sử dụng nhiên liệu và nâng cao sự thoải mái.
Làm thế nào để cải thiện khả năng tản nhiệt của các bộ phận điện tử của bạn?
Dow, với dòng sản phẩm Dowsil™, đã phát triển các loại keo dẫn nhiệt có ưu điểm tương tự như các loại keo tiêu chuẩn có thêm tính năng dẫn nhiệt.
Độ dẫn nhiệt cao (5,0W/mk), khả năng chịu nhiệt thấp (0,04°C-cm2/W), mỡ nhiệt BLT(0,02mm) thấp được thiết kế đặc biệt cho kiến trúc khuôn trần để mang lại độ tin cậy lâu dài với khả năng bơm ra tuyệt vời hiệu suất kháng chiến.